Thân Hữu Đồng Công - Hải Ngoại
Giáo Hội hiện thế Ngày 11/3/2025

và Xin tạm dừng sinh hoạt GHHT cho đến ngày 15/4/2025

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa, 

Tiếp tục với Hiến Chế "Vui Mừng và Hy Vọng" trong Năm Thánh 2025 cho "Những người lữ hành hy vọng": 

21. Thái độ của Giáo Hội đối với chủ nghĩa vô thần

Trung thành với Thiên Chúa cũng như với con người, Giáo Hội không thể không tiếp tục lên án với nỗi đau buồn và với tất cả sự cương quyết, như đã từng lên án, những chủ thuyết vô thần và những hành động nguy hại đi ngược lại lý trí và kinh nghiệm chung của con người cũng như làm cho con người mất đi sự cao cả bẩm sinh của mình.

Tuy nhiên Giáo Hội vẫn cố gắng tìm hiểu những nguyên nhân chối từ Thiên Chúa tiềm ẩn trong tâm trí những người vô thần và ý thức được tầm quan trọng của những vấn đề do vô thần khơi lên và vì yêu thương mọi người, nên Giáo Hội thấy cần phải cứu xét những nguyên nhân ấy kỹ lưỡng và sâu xa hơn.

Giáo Hội cho rằng nhìn nhận Thiên Chúa không có gì nghịch lại với phẩm giá con người, vì phẩm giá ấy đặt nền tảng và nên hoàn hảo trong chính Thiên Chúa: bởi vì con người có trí tuệ và tự do được Thiên Chúa, Ðấng tạo dựng đặt để trong xã hội, nhưng nhất là vì con người được gọi đến thông hiệp với chính Thiên Chúa và tham dự vào hạnh phúc của Ngài như con cái. Ngoài ra, Giáo Hội còn dạy rằng hy vọng vào đời sống mai sau không làm giảm tầm quan trọng những bổn phận ở trần gian này mà trái lại còn thêm những động lực mới giúp hoàn tất những bổn phận ấy. Vả lại, nếu thiếu căn bản là Thiên Chúa và thiếu niềm hy vọng vào đời sống trường cửu thì phẩm giá con người sẽ bị tổn thương cách trầm trọng như thường thấy ngày nay, và những bí ẩn về sự sống, sự chết, về tội lỗi và đau khổ vẫn không giải đáp được, như thế con người nhiều khi rơi vào tuyệt vọng.

Trong khi đó, mỗi người vẫn còn là một câu hỏi chưa giải đáp cho chính mình, một câu hỏi chỉ thấy lờ mờ. Bởi vì có những lúc, nhất là trong những biến cố lớn lao của cuộc sống, không ai có thể hoàn toàn tránh được câu hỏi nói trên. Chỉ một mình Thiên Chúa là Ðấng kêu gọi con người suy nghĩ sâu xa hơn và tìm hiểu khiêm tốn hơn mới đem lại được câu giải đáp hoàn toàn và hết sức chắc chắn. (còn tiếp)

Giờ đây, chúng ta cùng nhau theo dõi tình hình Giáo Hội Hiện Thế ngày 11/3/2025 dưới đây:

Giáo hoàng

Cập nhật sức khoẻ của Đức Thánh Cha (tối 10/3): Dỡ bỏ tình trạng theo dõi đặc biệt

Từ bệnh viện Gemelli, Đức Thánh Cha cũng tĩnh tâm, hiệp thông với Giáo triều

Giáo hội

Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ cử hành “Tuần lễ Nữ tu Công giáo” 2025

 Các lãnh đạo tôn giáo Hàn Quốc kêu gọi đoàn kết trước phán quyết luận tội Tổng thống

Luật chống cải đạo ở bang Madhya Pradesh gây nguy hiểm cho Kitô hữu

Caritas Quốc tế lên án quyết định đóng băng quỹ USAID của chính phủ Hoa Kỳ

Ít nhất 10.000 thư cầu cứu của người Do Thái xin ĐGH Pio XII cứu khỏi tay Đức Quốc xã

Quốc tế 

Trump bắt tay Putin, châu Âu đành tỉnh giấc mơ hoa

Pháp tích cực tìm kiếm bảo đảm an ninh cho Ukraina và Châu Âu

Mỹ khai mào chiến tranh thương mại : Quốc tế xa lánh đồng đô la?

Lãnh đạo quân đội 30 nước họp tại Paris bàn về "bảo đảm an ninh" cho Ukraina

Đàm phán Mỹ-Ukraina: Kiev đề xuất lệnh ngưng bắn trên biển và trên không với Nga

Mỹ, Nga, Ukraine hình dung con đường tiến tới hòa bình khác nhau ra sao?

Hoa kỳ

Trump, Musk bảo vệ việc tinh giản chính phủ liên bangNhà Trắng công bố '50 chiến thắng' trong 50 ngày đầu tiên của Tổng thống TrumpÔng Trump trục xuất người nhập cư lậu ít hơn ông Biden?Mỹ ra mắt ứng dụng 'tự trục xuất' cho người nhập cư trái phépLo suy thoái, chứng khoán Mỹ bốc hơi 4.000 tỷ đô la, kéo theo chỉ số toàn cầuTổng thống Trump nói sẽ mua 'xe Tesla mới' để thể hiện sự ủng hộ dành cho Musk 

Chính quyền Trump cố triệt hạ giới khoa học về khí hậu và môi trường

Đông Âu

Ukraine chấp nhận đề xuất của Mỹ về ngừng bắn 30 ngày

Phản ứng của Nga và các bên khi Ukraine đồng ý ngừng bắn

Breaking News: Ukraine chấp nhận ngưng bắn, Mỹ dỡ bỏ lệnh ngưng chia sẻ tin tình báo, viện trợ

 Ông Trump: Nga không có lá bài nào trong đàm phán hòa bình với Ukraine

 Nga: Không nên nhìn chính sách của Mỹ dưới "lăng kính màu hồng"

Ông Zelensky xin lỗi ông Trump sau màn tranh cãi nảy lửa

Ukraine đề xuất điều kiện hòa bình cho EU

Ukraine tiết lộ mục đích sau cuộc tấn công ồ ạt UAV vào Nga

Hé lộ UAV trong cuộc tập kích lớn chưa từng có của Ukraine vào Nga

Người Moscow lo lắng sau trận tập kích UAV ồ ạt của Ukraine

Thế khó với ông Zelensky trước ngưỡng cửa hòa bình

Trung Đông

Tổng thống Iran nhắn ông Trump: Tôi không đàm phán, ‘muốn làm quái gì cứ làm’

Đông Á

 Trung Quốc tập trận đạn thật, Thái Bình Dương không bình yên

Trung Quốc thay đổi chiến lược xâm chiếm Đài Loan

Phản ứng của cựu Tổng thống Philippines Duterte khi bị bắt giữ tại sân bay

Cựu tổng thống Duterte bị đưa đến The Hague 

Cựu tổng thống Philippines Duterte bị bắt vì ''tội ác chống nhân loại''

Những tuyên bố gây chú ý của ông Duterte về chiến dịch chống ma túy

Việt Nam

Việt Nam sẽ ký các thỏa thuận với Mỹ trong tuần này

Tô Lâm đang âm mưu thoát khỏi vòng cương tỏa của đồng chí X?

Tô Lâm và cuộc đảo chính mềm kiểu ‘Le 18 Brumaire’

Giới đầu tư điện gió, điện mặt trời ở Việt Nam có nguy cơ sạt nghiệp

Kế hoạch cắt giảm trợ cấp điện tái tạo của Việt Nam có thể ảnh hưởng 13 tỷ USD đầu tư

Quốc hội Việt Nam sẽ sửa Hiến pháp cho kế hoạch tinh gọn chính phủ trong kỳ họp tháng 5

Nhân Bản

Hồi ức 5 năm đại dịch COVID: Những thay đổi và những bài học

Cậu bé Wisconsin gọi cảnh sát vì… mẹ ăn mất kem

Người phụ nữ Trung Quốc gây sốc khi tái sinh chó cưng bằng cách nhân bản

Tai Họa

Tấn công bằng dao ở Nhật Bản, nghi phạm bình tĩnh đứng cạnh nạn nhân

Thương thuyền Mỹ và Bồ Đào Nha đụng nhau ở Bắc Hải, tràn nhiên liệu ra biển

Lật xe buýt trường học, 15 đứa trẻ bị thương, 1 em nguy kịch

Rơi trực thăng y tế ở Mississippi, không ai sống sót

Dịch sởi Texas lan ra 3 tiểu bang, hơn 250 người mắc bệnh

Bão ập tới Nam California, gây mưa nhẹ

XIN TẠM NGỪNG SINH HOẠT GIÁO HỘI HIỆN THẾ CHO TỚI 15/4/2025. CHÂN THÀNH ĐA TẠ.

 


Từ bệnh viện Gemelli, Đức Thánh Cha cũng tĩnh tâm, hiệp thông với Giáo triều Roma

Theo Phòng Báo chí Tòa Thánh, trong tuần này Đức Thánh Cha cũng tĩnh tâm, hiệp thông cách thiêng liêng với Giáo triều Roma trong tuần tĩnh tâm từ trưa Chúa Nhật ngày 9/3 cho đến trưa thứ Sáu ngày 14/3/2025. Từ bệnh viện Gemelli, ngài nghe các bài suy niệm do Cha Roberto Pasolini hướng dẫn qua kết nối video.

Vatican News

Các bài suy niệm trong tuần tĩnh tâm về chủ đề “Niềm hy vọng về sự sống vĩnh cửu”, được giảng thuyết bởi Cha Roberto Pasolini 53 tuổi, tu sĩ dòng Capuchino, học giả Kinh Thánh. Cha là Giảng thuyết viên mới của Phủ Giáo hoàng kể từ tháng 11/2024, kế vị Đức Hồng y Raniero Cantalamessa, người đã giữ chức vị này 44 năm, từ năm 1980, giảng thuyết dưới 3 triều Giáo hoàng.

Đau khổ của Đức Thánh Cha là một chứng tá

Trong cuộc phỏng vấn với Vatican News hôm 8/3/2025, Cha Pasolini giải thích về thông cáo của Tòa Thánh nói rằng Giáo triều Roma tĩnh tâm và hiệp thông thiêng liêng với Đức Thánh Cha. Cha nói: “Điều này có nghĩa là Đức Thánh Cha rõ ràng sẽ không thể tham gia như ngài mong muốn vì đau bệnh. Tuy nhiên, sự vắng mặt của ngài sẽ không phải là sự vắng mặt hoàn toàn, trước hết vì chúng ta sẽ nghĩ về ngài và tụ họp quanh Lời Chúa cầu nguyện cho ngài, theo một cách đặc biệt hơn, với cường độ lớn hơn. Và sau đó, sự vắng mặt của ngài sẽ là một lời dành cho chúng ta”.

Cha giải thích rằng đau khổ của Đức Thánh Cha là một chứng tá: “Chứng tá của ngài đồng hành với tất cả lời chứng của những người đang âm thầm, ẩn náu, ở khắp mọi nơi trên thế giới, đang sống cùng một mầu nhiệm đau khổ, và cả tội ác vì chiến tranh, bạo lực và cái chết. Do đó, nỗi đau khổ của ngài có sức biểu lộ sâu sắc cũng bởi vì tất cả những con người này luôn hiện diện trong lời nói, trong trái tim và trong lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha”.

Hy vọng về sự sống đời đời là cốt lõi của niềm hy vọng Kitô giáo

Trong cuộc phỏng vấn, Cha Pasolini cũng giải thích về ý nghĩa chủ đề của tuần tĩnh tâm Mùa Chay của Giáo triều Roma. Cha nói rằng Hy vọng về sự sống đời đời là cốt lõi của niềm hy vọng Kitô giáo, tức là sự thật rằng sự sống mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta trên thế gian này là điều tốt lành, là điều không chỉ có ý nghĩa trong bối cảnh cuộc sống trần thế mà còn hướng đến cõi vĩnh hằng mà chúng ta đã có dấu hiệu báo trước và dấu hiệu để có thể nắm bắt trọn vẹn”.

Tương quan giữa hy vọng và “lời hứa” sự sống đời đời

Giảng thuyết viên Phủ Giáo hoàng giải thích thêm về tương quan giữa hy vọng và “lời hứa” sự sống đời đời: “Lời hứa mà Chúa đã hứa với chúng ta khi ban cho chúng ta sự sống đó là cái chết sẽ không phải là tiếng nói quyết định, và nếu chúng ta không thể đối mặt với trở ngại có tính quyết định và nghiêm trọng này, đó là sự gián đoạn của sự sống, thì chúng ta sẽ không có hạnh phúc hay hy vọng nào”. Ngài nhấn mạnh thêm rằng cuộc sống đời đời phải thể hiện các đặc điểm và phẩm chất của nó trước cái chết, nếu không, nó có nguy cơ chỉ trở thành một hy vọng mơ hồ để tránh sợ hãi về cái chết. Đây cũng là mục đích rao giảng của Chúa Giêsu: nhấn mạnh vào sự thật rằng sự sống đời đời bắt đầu ngay từ bây giờ và chính Người là Đấng Kitô của chúng ta.

Nỗi khát khao lớn lao về sự sống đời đời đang trở lại

Làm sao có thể truyền tải thông điệp này đến thế giới ngày nay, nơi mà cảm giác thờ ơ dửng dưng thắng thế, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi... Theo Cha Pasolini, “trong thời đại quá chú trọng vào chủ nghĩa vật chất, vào quá nhiều thứ lấp lánh trước mắt, tôi tin rằng nỗi khát khao về sự sống đời đời đang trở lại, ít nhất là về chất lượng cuộc sống, vẻ đẹp và tính nhân văn, những điều phải tỏa sáng trước mắt chúng ta trên thế giới này”.

“Thật thế, đúng vậy, thế giới này có thể đã mất đi tầm nhìn về thực tại sau cùng, điều được gọi là viễn tượng cánh chung, nhưng nó cực kỳ nhạy cảm với mọi thứ mang tính con người và mang tính con người cách sâu sắc. Và chính tại đó, các Kitô hữu chúng ta được kêu gọi mạnh mẽ để làm cho chất lượng của sự sống đời đời tỏa sáng”.

Chương trình các bài suy niệm

Cha Pasolini cho biết các bài suy niệm trong tuần tĩnh tâm sẽ được bắt đầu với một số khái niệm thần học từ Sách Giáo lý về sự sống đời đời để đi vào truyền thống. Sau đó, các tham dự viên sẽ lắng nghe những gì Kinh Thánh nói về sự sống đời đời, chính xác là để phục hồi ý nghĩa của sự sống đã nằm trong chân trời của cuộc sống con người, và do đó đã “nếm thử” các khía cạnh của sự sống đời đời mà chúng ta có thể sống và nắm lấy ngay bây giờ.